Nếu ngày mai phải thuyết trình trước nhà đầu tư bằng tiếng anh, bạn sẽ chuẩn bị gì?

Share on facebook
Facebook
Share on pinterest
Pinterest
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Khi làm chủ một doanh nghiệp, nhiều người dễ bị cuốn theo lượng lớn các đầu việc hàng ngày và không còn thời gian để nâng cao kỹ năng bản thân. Chỉ đến khi sắp phải gặp nhà đầu tư nước ngoài, họ mới chột dạ nhận ra tiếng Anh của mình còn yếu quá. Nếu thấy mình trong trường hợp này thì cũng đừng quá lo lắng nhé. Miễn là bạn có chút vốn tiếng Anh hoặc có thể giao tiếp cơ bản, bài viết này sẽ giúp bạn từng bước chuẩn bị cho bài thuyết trình với thời gian gấp rút.
 
Nếu bạn có thư thả thời gian hơn hoặc muốn đầu tư để nâng trình độ lên mức có thể thoải mái trao đổi tiếng Anh bất kỳ lúc nào, hãy tham khảo bài viết Cách startup tự cải thiện tiếng Anh 5 phút mỗi ngày để tự tin thuyết trình nhà đầu tư.
  1. Xác định rõ các bước cần làm
Để có một bài thuyết trình tương đối hoàn chỉnh, bạn sẽ cần thực hiện 3 bước sau:
🔵 Tham khảo các bài nói mẫu
🔵 Soạn thảo nội dung nói
🔵 Luyện tập thuyết trình
 
Đa phần mọi người thấy rằng bước 3 quan trọng nhất nhưng lại ngại làm nhất. Với trình độ tiếng Anh trên trung bình, nhiều người sẽ dành thời gian ở bước 1 và 2 vì bạn muốn chau chuốt nội dung chp hoàn hảo. Nếu trình độ của bạn ở dưới mức trung bình, có thể bạn sẽ đi nhờ người viết hộ và bạn chủ yếu dành thời gian học thuộc.
Với kinh nghiệm đã từng đi thuyết trình bằng tiếng Anh trước nhà đầu tư và giành giải 3 Techfest 2019, mình cho rằng bạn nên tự viết nội dung thuyết trình, và dành phần lớn thời gian luyện tập thuyết trình nhiều nhất có thể.
Hãy cố gắng tự viết, bởi chính bạn mới hiểu doanh nghiệp mình và biết mình muốn nói gì. Hơn nữa, khi đứng trước đám đông thuyết trình, với thời gian gấp gáp và sự hồi hộp, rất có thể bạn sẽ quên hoặc nói thiếu ý đã chuẩn bị. Đây chính là lúc bạn cần tới sự tự tin, bởi nó giúp bạn ứng phó với những tình huống ngoài ý muốn. Và sự tự tin đó chỉ có được khi bạn đã tự luyện tập nhiều lần bài nói của mình.
Sau khi đã xác định những gì cần làm , hãy phân chia thời gian hợp lý để hoàn thành mỗi nhiệm vụ.
  1. Tham khảo các bài thuyết trình ấn tượng
Như Tony Robbins từng nói: “Nếu muốn thành công, hãy tìm ai đó thành công và bắt chước những gì họ làm.”
Vì vậy, đừng ngại ngần tham khảo các bài thuyết trình tiếng Anh của các startup trên thế giới chính, miễn là bạn không sao chép y nguyên những gì họ nói. Xem đủ nhiều, xem đi xem lại một vài bài thuyết trình mà bạn thấy thuyết phục, bạn sẽ ngấm và dần bị ảnh hưởng bởi phong thái, sự tự tin, ngữ điệu của họ. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn đứng trước mặt nhà đầu tư.
Đây là một số bài thuyết trình xuất sắc mà bạn có thể tham khảo:
– David Arnoux from Twoodo http://bit.ly/391HLUq
– ‘That Is the Best Pitch I’ve Seen’ https://bit.ly/2Lr3YTA
– The winning pitch at MIT Global Startup Workshop https://bit.ly/391HWz4
– Elevator Pitch Winner https://bit.ly/3rWDlXz
– Startup Pitch: LayUp | Global Seedstars Summit 2017 https://bit.ly/2JT3RQy
Ngoài ra, bạn có thể nghe thêm về kinh nghiệm khi thuyết trình trước nhà đầu tư:
– How to Pitch your Startup in 3 Minutes https://bit.ly/2Xh1M3O
– English Conversation Topics – Pitching Your Business Services http://bit.ly/3ne9iag
David S. Rose: 10 things to know before you pitch a VC for http://bit.ly/3rZPCL2
– Lecture 19 from YC – Sales and Marketing http://bit.ly/38kmWo5
– How to Talk to Investors http://bit.ly/38kmWo5
– Startup Investors On How To Pitch Like A Pro | CNBC https://bit.ly/35e5Bvd
3️⃣.Tự soạn nội dung nói: đừng ngại “copy”, đừng sợ chỉnh sửa
Khi xem các bài thuyết trình mẫu, bạn hãy ghi chú lại những câu nói mà bạn cho rằng bạn sẽ sử dụng, nhất là những câu diễn đạt 5 ý mà mình sẽ giải thích chi tiết ở phần dưới. Sau đó, chỉnh sửa chúng và thêm những nội dung bạn sẽ dùng để giới thiệu về mình và doanh nghiệp.
Ví dụ, đây là cách mình bắt chước câu diễn đạt từ bạn CEO của Twoodo:
Câu giới thiệu bản thân của bạn CEO khá đơn giản: “My name is David, co-founder of Twoodo”. Mình sẽ sửa lại thành “My name is Diep Bui, co-founder of eJOY Learning”.
Với câu giới thiệu sản phẩm (“We are a team of productivity experts and we are revolutionizing the way people organize themselves, share knowledge and information, by reinventing online collaboration”. Tạm dịch: Chúng tôi là một đội gồm các chuyên gia về hiệu suất làm việc và chúng tôi đang thực hiện cuộc cách mạng cải tiến cách tổ chức công việc, cách chia sẻ thông tin và tri thức, bằng việc sáng tạo lại nền tảng làm việc trực tuyến), mình cải biên một chút thành “We are a team of language and technology experts, and we are revolutionizing the way people learn English from Beginner to advanced level”.
Tuỳ theo yêu cầu của từng chương trình hoặc từng nhà đầu tư, nhưng nội dung trình bày kinh điển nhất vẫn là 5 ý sau:
– Mô tả bài toán, vấn đề mà sản phẩm của bạn giải quyết cùng với tiềm năng thị trường
– Mô tả sản phẩm, tính năng vượt trội
– Mô tả những thành tích, doanh số mà công ty của bạn đã đạt được
– Giới thiệu bản thân bạn và các đồng sáng lập
– Đưa ra yêu cầu gọi vốn và hướng sử dụng vốn
Sau khi viết xong nội dung, bạn có thể nhờ bạn bè hoặc thuê dịch vụ sửa bài để đảm bảo ngữ pháp, từ vựng được sử dụng hợp lý và rõ ý. Nên nhớ, thời gian thuyết trình của bạn bị giới hạn, vì vậy đừng viết quá dài.
Một mẹo để tính thử thời gian nói thực tế là lấy tổng số từ trong văn bản chia cho 3 rồi chia tiếp cho 60 để ra số phút bạn cần để nói hết nội dung đó. Công thức này được tính dựa trên con số trung bình 1 giây nói được 3 từ.
Ví dụ, nội dung của bạn có 500 từ. Bạn sẽ cần 500/3 = 167 giây hay 167/60 = 3 phút để nói hết nội dung này.
Nếu thời gian nói của bạn bị vượt quá giới hạn cho phép, hãy dũng cảm cắt bỏ những phần kém quan trọng trong bài nói. Kinh nghiệm của mình cho thấy, đã có nhiều startup lên thuyết trình, vì quá mải mê trình bày phần đầu mà không kịp nói những ý rất quan trọng ở phần sau. Và khi đã hết giờ, dù bạn đang diễn thuyết hay đến mấy thì theo luật, bạn cũng không thể tiếp tục trình bày.
4️⃣. Luyện tập thuyết trình càng nhiều càng tốt
Khi đã có nội dung tốt, bạn cần luyện tập để có thể truyền tải được nội dung đó một cách chính xác và tự tin nhất. Bạn có biết rằng, trong nghệ thuật đàm phán, ngôn ngữ cơ thể gây sự chú ý và ấn tượng nhiều nhất, nhiều hơn cả nội dung không?
Đầu tiên, không cần quá quan tâm đến ngữ pháp, phát âm, bạn chỉ tập trung vào trình bày nội dung của mình một cách trôi chảy nhất. Có sai, có quên chỗ nào cứ bỏ đó và chuyển tiếp sang ý tiếp theo. Tốt nhất, bạn hãy thu âm và bấm thời gian.
Sau đó, bạn nghe lại và tìm ra những lỗi sai về phát âm, ngữ pháp của mình nếu có và đánh dấu lại. Luyện nói lại lần hai sao cho chính xác hơn, và tiếp tục thu âm, kiểm tra, ghi chú và sửa lại. Bạn có thể luyện nói ba lần để khắc phục được lỗi sai.
Cuối cùng, khi đã nắm được cấu trúc hoàn chỉnh và tương đối thuộc, hãy đứng trước gương tập nói cho trôi chảy. Căn thời gian cho chuẩn, và thẳng tay cắt bỏ những phần thừa nếu thấy mình vẫn thiếu thời gian. Hãy đứng thẳng và tin vào bài phát biểu của mình. Sự tự tin sẽ giúp bạn ghi điểm hơn nhiều một khả năng phát âm chính xác.
Như vậy, bạn đã có được một bức tranh khá chi tiết về 3 bước chuẩn bị cho buổi thuyết trình ngày mai rồi. Và giờ điều bạn quan tâm nhất chính là cần nói những ý gì và có những mẫu câu nào có thể tham khảo được.
(To be Continued)
Nguồn: Ejoy Learning.
Share on facebook
Facebook
Share on pinterest
Pinterest
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

Xem thêm

Translate »

ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH FIISER